Biến tấu thể loại Thảo_luận_Thành_viên:Vuhoangsonhn

Thực ra việc đặt tên thể loại qua một thời gian khá dài, dưới đủ các thể loại khác nhau, giờ nhân lúc rảnh rỗi do Cô Vy, chúng ta ngồi thống nhất một chút.

Người Tam Quốc -> Nhân vật Tam QuốcTrước đây tồn tại cả 2 dạng "Nhân vật" và "Người nhà..." và ở các thể loại khác nhau (thậm chí vừa có "Người Nhà..." lẫn "Người nhà...") nên tôi mới tìm cách phân loại lại.
  • Đối với các triều đại tương đối thống nhất, tôi cho nhập hết về thể loại "Người nhà..."
  • Đối với các giai đoạn phân liệt, tôi sẽ dùng thể loại "Nhân vật..." (trường hợp Tam Quốc là như vậy)
Tạm đặt quy tắt như vậy nên tôi đã dồn được một số thể loại trùng nhau.Tướng nhà Lê -> Võ tướng nhà LêThực sự các thể loại "Tướng..." đều có nguồn gốc từ en.wiki chuyển đổi "general" mà ra. Tuy nhiên trong tiếng Việt thì có sự phân biệt giữa tướng phong kiến và tướng hiện đại. Vì vậy, tôi dự điện phân biệt rõ hơn:
  • "Nhân vật quân sự..." dùng để chỉ chung tất cả những nhân vật có hoạt động thống lãnh quân sự trong thời kỳ của họ, trong đó có cả những võ quan triều đình và các thủ lĩnh quân sự chống lại triều đình. Nó cũng có thể dùng mở rộng cho thời hiện đại, bao gồm cả các "Tướng lĩnh..." chính thức và các chỉ huy quân sự không chính thức.
  • Trong tiếng Việt, người ta thường dùng là "Văn quan võ tướng". Tuy nhiên khác niệm văn quan rất rộng (tương ứng với thể loại "Quan lại..."), khác với võ tướng chỉ đơn thuần việc binh. Vì vậy khái niệm "Võ tướng..." hẹp hơn rất nhiều, vừa thuộc thể loại "Nhân vật quân sự...", vừa thuộc khái niệm "Quan lại...". Cũng tương tự với khái niệm "Nhân vật chính trị..." thực tế bao quát cả thể loại các quan lại triều đình lẫn cá nhân khác làm việc cho triều đình (như Nguyễn Trường Tộ chẳng hạn).
Vua nhà Minh -> Hoàng đế nhà Minh
  • Thực ra hầu hết các triều đại tương đối thống nhất, quân chủ thường xưng hoàng đế. Ở Việt Nam, dù có xưng vương để đối ngoại, nhưng trên thực tế vẫn dùng nghi lễ hoàng đế. Bạn có thể thấy tuy Lê Lợi chỉ xưng "Đại vương" nhưng vẫn đặt niên hiệu, mặc hoàng bào, truy tôn ông cố, ông nội và cha mình là hoàng đế, truy tôn bà cố, bà nội và mẹ làm hoàng hậu.
  • Đối với các giai đoạn phân liệt, tước hiệu các quân chủ không giống nhau, nên tôi vẫn dùng là "Vua..." thống nhất.
Thiển ý của tôi là như vậy. Mong bạn góp ý thêm. Thái Nhi (thảo luận) 12:52, ngày 28 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trường hợp Lê Lợi, theo quan điểm của tôi dù chỉ xưng Đại vương xưng tất cả nghi thức của ông là một Hoàng đế de facto. Giải pháp dung hòa, là ta cứ dùng Vua. Còn trường hợp các chúa (Trịnh - Nguyễn) thì vẫn là Chúa.Đồng nhất "Nhân vật quân sự" với các thể loại tướng lĩnh
  • Như tôi đã nêu ở trước, "Nhân vật quân sự" là thể loại tổng quát nhất. Các thể loại con "Võ tướng" (thời phong kiến) hay "Tướng lĩnh" (thời hiện đại) chỉ nhằm chi tiết hơn việc phân loại.
  • Cũng chính vì việc trong thời kỳ có chiến tranh, các võ quan thường kiêm nhiệm chức vụ hành chính (vẫn có trường hợp văn quan kiêm việc binh, nhưng hiếm hơn), nên tôi vẫn đặt thể loại "Võ tướng" làm thể loại con của "Quan lại".
  • Hầu hết các triều đại (cả VN lẫn TQ) sau khi ổn định đều trọng văn hơn võ (Văn thì cửu phẩm đã sang, Võ thì tứ phẩm còn mang gươm hầu) nên các chức văn thường đặt trước. Nhạc Phi xuất thân là võ quan, trong thời chiến chỉ là được cho kiêm quyền hành chính (quyền Tri Đàm châu, quyền Kinh Hồ Đông lộ An phủ sứ) để có toàn quyền hạn nơi chiến địa mà thôi.
Thể loại "X triều Võ quan" tách biệt với "X triều Nhân vật quân sự"
  • Cũng theo trên, "Nhân vật quân sự" là thể loại tổng quát, "Võ tướng" là thể loại con. Trong ngữ cảnh tiếng Việt cũng dễ thấy là đã là Võ tướng, ắt phải là Nhân vật quân sự. Nhưng Nhân vật quân sự, chắc gì đã làm quan cho triều đình.
  • Việc zh.wiki chia chi tiết đến chức quan thì theo tôi không cần thiết lắm. Vì mỗi triều đại có phân cấp chức bậc khác nhau, lại thay đổi danh xưng luôn. Khác hẳn với thời hiện đại chỉ cần phân theo bậc quân hàm, còn phân theo chức chỉ những chức vụ quan trọng nhất. Số lượng nhân vật cũng chưa nhiều để cần phải chia chi tiết.
Tách biệt giữa "Dân biến nhân vật" với "Quân sự nhân vật"
  • Có thể thấy thời phong kiến chuyên chế, khái niệm chính khách đối lập là không tồn tại. Chống lại triều đình đều là các thủ lĩnh quân sự. Tuy có những trường hợp triều đình chiêu an và thủ lĩnh nổi dậy nhận quan tước triều đình, nhưng có thể thấy hầu hết không thể xếp họ vào thể loại võ quan, vì chức tước chỉ là trên danh nghĩa.
Vì vậy ta có thể đưa ra phương án như sau:
  1. Thể loại "Nhân vật chính trị" vẫn tách rời "Nhân vật quân sự". Có thể nhiều trường hợp chức vụ cao cấp, hoặc quan lại nơi chiến địa có thể kiêm cả quyền hành chính lẫn quân sự, thì dùng cả 2 thể loại (dù quân sự vẫn ít nhiều có ảnh hưởng chính trị). Còn thông thường thì Văn quan sẽ đưa vào thể loại "Quan lại" (thể loại con của "Nhân vật chính trị"), Võ quan sẽ đưa vào thể loại "Võ tướng" (thể loại con của "Nhân vật quân sự")
  2. Như trên, Võ quan hay Văn quan đều là những mục con trong ngữ nghĩa tiếng Việt. Số lượng nhân vật cũng không nhiều để phân chia chi tiết đến chức hàm.
  3. Về việc tách thể loại "Quân nổi dậy/Khởi nghĩa nông dân" (tôi đặt là "Thủ lĩnh quân nổi dậy") ra, tôi khá phân vân, vì trên thực tế, số lượng các bài về nhân vật thủ lĩnh quân nổi dậy cực ít, nên tôi mới nhập vào thể loại "Nhân vật quân sự". Các nhân vật quân sự phục vụ cho triều đình đều đã xếp vào thể loại con "Võ tướng", nên còn lại đều là những nhân vật quân sự không chính thống (chống triều đình).
Mong bạn góp ý thêm. Thái Nhi (thảo luận) 02:31, ngày 7 tháng 4 năm 2020 (UTC)